Fructose là tá dược gì? Cách dùng và tỷ lệ sử dụng Fructose

Tá dược Fructose hay đường Fructose. Được sử dụng phổ biến với vai trò tá dược tạo vị ngọt và độn – Pharma Labs.

Đường Fructose cách dùng và tỷ lệ sử dụng
Đường Fructose cách dùng và tỷ lệ sử dụng

Tên theo Dược điển của Fructose

BP: Fructose

JP: Fructose

PhEur: Fructose

USP: Fructose

Các tên khác và tên thương mại của Fructose

Advantose FS 95; D-arabino-2-hexulose; Fructamyl; Fructofin; D(–)-fructopyranose; b-D-fructose; fructosum; fruit sugar; Krystar; laevulose; levulose; nevulose.

Vai trò của Fructose trong công thức thuốc

Tá dược tăng độ tan, tá dược điều hương, tá dược tạo vị ngọt, tá dược độn.

Cách dùng và tỷ lệ sử dụng của tá dược Fructose

Đường Fructose được sử dụng trong viên nén, sirô và trong dung dịch thuốc với vai trò là chất điều hương, điều vị.

Fructose tạo vị ngọt nhanh hơn rất nhiều so với đường trắng (sucrose) và dextrose. Fructose có thể giúp tăng cường sự ổn định của mùi hoa quả ở viên nén và sirô. Fructose giúp che vị khó chịu của vitamin và các nguyên tố vi lượng.

Do độ hòa tan tốt hơn sucrose nên fructose thường được dùng cho các thuốc sirô hoặc các dung dịch thuốc phải bảo quản trong tủ lạnh, vì quá trình kết tủa lại của các hạt đường fructose là ít hơn. Độ hòa tan và hút ẩm của fructose lớn hơn so với sucrose và dextrose, giúp tránh hiện lượng khóa nắp (cap-locking: do đường kết tính xung quanh nắp) trong công thức elixir. Fructose cũng tan tốt hơn trong ethanol 95% nên được sử dụng trong công thức rượu thuốc.

Tính chất nước hoạt động của chất tạo ngọt ảnh hưởng đến độ ổn định và sinh trưởng của sản phẩm vi sinh. Fructose có mức độ nước hoạt động nhỏ hơn và áp suất thẩm thấu cao hơn so với sucrose. Do đó, trong công thức sirô sẽ tạo ra mức khô của hợp chất thấp hơn so với đường mà không ảnh hưởng tới độ ổn định của sản phẩm. Có thể cần thêm chất tạo đặc hoặc chất tạo gel để phù hợp với kết cấu và độ nhớt với công thức của các đường tương tự khác.

Fructose có độ ngọt lớn hơn so với mannitol và sorbitol, những đường thường được dùng làm tá dược cho viên nén. Để đảm bảo độ cứng và độ mài mòn của viên nén khi sử dụng fructose, viên nén muốn dập thẳng thì chỉ có thể dập viên ở tốc độ thấp. Nếu muốn dập viên ở tốc độ cao hơn, cần sử dụng dạng khác của fructose như hỗn hợp tinh thể fructose kết hợp với sorbitol dùng dập viên với tỷ lệ 3:1, hoặc fructose kết hợp với starch, hoặc hạt fructose chứa 3,5% povidone. Bột fructose cũng được dùng để phủ lên các viên nhai, viên nhậm hoặc kẹo cao su để tạo vị ngọt.

Khi đồng kết tủa fructose với dược chất không tan trong nước (ví dụ như digoxin), cho thấy giúp tăng độ hòa tan của thuốc. Cơ chế: tăng độ hòa tan do tăng khả năng thấm nước của dược chất.

Tính chất điển hình của tá dược Fructose

pH: 5,35 (9% kl/tt trong dung dịch nước).

Độ tan: Ở 20 độ C

– Tan 1/15 ethanol 95%

– Tan 1/14 methanol

– Tan 1/0,3 nước

Thông tin chi tiết về tá dược Fructose xem trong tài liệu trong link sau:

Fructose.pdf

🔽 Cập nhật các thông tin và bài viết mới nhất tại page Pharma Labs:
https://www.facebook.com/pharmalabs.rd
🔽 Và kênh Youtube:
https://www.youtube.com/channel/UCzDND2lXy7whjG4UVauDvBA

Website: www.thangtv.net là nơi chia sẻ những kiến thức Nghiên cứu và Phát triển Dược phẩm, được xây dựng và phát triển bởi Dược sĩ Thắng và các Đồng nghiệp.

VIẾT BÌNH LUẬN

Viết nội dung bình luận
Làm ơn viết tên của bạn vào đây