Nghiên cứu độ ổn định thuốc: Tài liệu hướng dẫn & cách tiến hành

Các tài liệu có thể tham khảo để hiểu và biết các tiến hành nghiên cứu độ ổn định, cũng như quy trình của nghiên cứu độ ổn định của một thuốc.

Nghiên cứu độ ổn định của thuốc
Nghiên cứu độ ổn định của thuốc

Các tài liệu có thể tham khảo để hiểu và biết các tiến hành nghiên cứu độ ổn định:

– Phụ lục I thông tư 32/2018/TT-BYT

– Hướng dẫn Asean: Asean Guideline On Stability Study Of Drug Product

– ICH:

  • Guideline On Stability Testing: Stability Testing Of Existing Active Substances And Related Finished Products     
  • ICH Topic Q1A (R2): Stability Testing of new Drug Substances and Products.
  • ICH Topic Q1C: Stability Testing: Requirements for New Dosage Forms.
  • ICH Topic Q1D: Bracketing and Matrixing designs for Stability Testing of Drug Substances and Drug Products.
  • ICH Topic Q1E: Evaluation of Stability Data.
  • ICH Topic Q1F: Stability Data Package for Registration Applications in Climatic Zones III and IV.

Quy trình của nghiên cứu độ ổn định của một thuốc:

Thông thường, việc nghiên cứu độ ổn định nên được tiến hành từ quy mô nhỏ trước, quy mô vài nghìn viên, gói – tạm gọi là quy mô Lab… để dự đoán liệu công thức có đảm bảo độ ổn định hay không. Sau một khoảng thời gian nghiên cứu trên quy mô Lab (1 tháng đến 6 tháng ở điều kiện cấp tốc), nếu thuốc đạt tiêu chuẩn thì sẽ tiến hành sản xuất trên quy mô pilot và đánh giá độ ổn định trên quy mô này. Việc đánh giá trên quy mô Lab trước giúp đảm bảo độ ổn định trên quy mô Pilot được thành công, nếu không thành công trên quy mô pilot thì chi phí bỏ ra cho nghiên cứu lần tiếp theo là khá nhiều (một lô pilot của viên nén tối thiểu là 100.000 viên, việc thất bại với lô 100.000 viên là rất tốn kém). Còn tại sao nhất quyết phải nghiên cứu độ ổn định trên quy mô pilot, vì độ ổn định nộp trong hồ sơ đăng ký chỉ chấp nhận từ cỡ lô pilot trở lên, một vài trường hợp thì có thể chấp nhận 2 lô pilot + 1 lô Lab. 

Nghiên cứu độ ổn định sẽ tiến hành ở điều kiện cấp tốc và dài hạn (30oC, RH 75% và 40oC, RH 75%) nếu thuốc xuất khẩu sang EU thì cần thêm điều kiện 25oC, RH 60%. Một số thuốc phải bản quản lạnh thì sẽ phải nghiên cứu ở điều kiện khác hơn (ví dụ 2 – 8oC).

Việc nghiên cứu sẽ tiến hành trên các tủ vi khí hậu: Loại tủ kiểm sát nhiệt độ và độ ẩm trong tủ hoặc chỉ kiểm soát nhiệt độ (chỉ kiểm soát nhiệt độ áp dụng cho thuốc có bao bì không thấm như lọ thủy tinh…). Các bạn có thể tìm hiểu về tủ vi khí hậu theo tên tiếng anh là Stability Chamber. 

Sơ đồ quy trình của nghiên cứu độ ổn định:
Quy trình tiến hành nghiên cứu độ ổn định của thuốc
Quy trình tiến hành nghiên cứu độ ổn định của thuốc

Tùy vào sản phẩm thì có độ ổn định 6 tháng ở cấp tốc và 6 tháng điều kiện thực hoặc 6 tháng cấp tốc + 12 tháng điều kiện thực thì đủ dữ liệu để nộp hồ sơ (quy định này có trong phụ lục I thông tư 32 và ICH). Tuổi thọ dự kiến cho thuốc sẽ có thể gấp đôi thời gian nghiên cứu dài hạn nhưng không quá 12 tháng. VD: Nghiên cứu độ ổn định dài hạn được 6 tháng thì hạn dùng đăng ký là 12 tháng, độ ổn định 12 tháng thì hạn dùng là 24 tháng, độ ổn định là 24 tháng thì hạn dùng chỉ là 36 tháng …

Tài liệu nghiên cứu độ ổn định sẽ gồm:

Đề cương, bảng kế hoạch lấy mẫu, báo cáo nghiên cứu độ ổn định và bảng dữ liệu kết quả nghiên cứu độ ổn định.

 

🔽 Cập nhật các thông tin và bài viết mới nhất tại page Pharma Labs:
https://www.facebook.com/pharmalabs.rd
🔽 Và kênh Youtube:
https://www.youtube.com/c/PharmaLabs

Website: www.thangtv.net là nơi chia sẻ những kiến thức Nghiên cứu và Phát triển Dược phẩm, được xây dựng và phát triển bởi Dược sĩ Thắng và các Đồng nghiệp.

1 bình luận

  1. Anh ơi, trường hợp thuốc hết số đăng ký, muốn đăng ký gia hạn thì có cần phải làm lại nghiên cứu độ ổn định ko ạ.

VIẾT BÌNH LUẬN

Viết nội dung bình luận
Làm ơn viết tên của bạn vào đây