Xây dựng tiêu chuẩn cho một thuốc và cách thẩm định tiêu chuẩn

Một tiêu chuẩn sẽ bao gồm: Giới hạn các chỉ tiêu (Specifications) và Phương pháp kiểm nghiệm (Analytical procedure), thẩm định tiêu chuẩn sẽ dựa vào tiểu chuẩn có theo Dược điển hay không?

Xây dựng tiêu chuẩn thuốc
Xây dựng tiêu chuẩn thuốc

I – Xây dựng tiêu chuẩn ban đầu

1.1. Tiêu chuẩn theo dược điển

– Các dược điển hay dùng ở Việt Nam bao gồm: Dược Điển Việt Nam (VP – DĐVN), Dược Điển Anh (BP), Dược Điển Mỹ (USP-NF: USP là dược chất và thành phẩm; NF là tá dược), Dược Điển Châu Âu (EP). Ngoài ra còn một số dược điển ít dụng hơn như: Nhật (JP), Ấn độ (IP), Quốc tế (Int. Phr.), Pháp (FP), Trung Quốc (CP) ….

Để làm sao biết một dược chất, thành phẩm có trong Dược điển nào, các bạn hãy tham khảo bài viết sau nhé:

https://thangtv.net/duoc-va-toi/cach-kiem-tra-duoc-chat-va-ta-duoc-co-trong-duoc-dien-nao-pharmacopoeia.html

– Một Dược điển sẽ bao gồm rất nhiều phần, nhưng với giai đoạn đầu này thì chỉ cần quan tâm tới một số phần chính sau:

  • Phần chuyên luận chung: như yêu cầu với viên nén, viên nang, thuốc tiêm, thuốc siro ….
  • Phần chuyên luận thành phẩm: như Viên nén paracetamol, dung dịch tiêm paracetamol …
  • Phần chuyên luận dược chất: Như Cefadroxil monohydrate, Cefaclor ….
  • Phần phương pháp test chung: Phương pháp đo quang, HPLC …

– Việc xây dựng tiêu chuẩn ban đầu sẽ là sự kết hợp của yêu cầu trong chuyên luận chung của dạng bào chế và yêu cầu trong chuyên luận thành phẩm của dược chất đó.

VD:

Chuyên luận viên nén chung yêu cầu của DĐVN

– Tính chất

– Đồng đều khối lượng hoặc đồng đều hàm lượng

– Độ hòa tan: Yêu cầu trong chuyên luận riêng

– Định lượng: Yêu cầu trong chuyên luận riêng

Chuyên luận riêng của Viên nén Paracetamol trong DDDVN:

– Tính chất

– Định tính

– Độ hòa tan

– 4-Aminophenol

– Tạp chất liên quan

– Định lượng

Như vậy tiêu chuẩn của viên nén Paracetamol sẽ là:

– Tính chất

– Định tính

Đồng đều khối lượng 

– Độ hòa tan

– 4-Aminophenol

– Tạp chất liên quan

– Định lượng

1.2. Tiêu chuẩn không theo dược điển

Những thuốc không theo dược điển thì thường là những thuốc còn mới, chưa hết hoặc mới hết hạn bản quyền. Tiêu chuẩn đối với thành phẩm và/ hoặc dược chất chưa được công bố trong các dược điển.

Với những thành phẩm không có trong dược điển, tiêu chuẩn xây dựng cho dược chất sẽ dựa trên yêu cầu của chuyên luận chung của dạng bào chế trong Dược điển, yêu cầu trong chuyên luận dược chất (theo dược điển hoặc tiêu chuẩn của nhà sản xuất) và kết hợp với khảo sát các mẫu chứng (thuốc gốc). Ngoài ra, cũng có thể tìm hiểu các nghiên cứu về phương pháp kiểm nghiệm của các thành phẩm thuốc này trên các tạp chí uy tín, các nguồn tham khảo về nghiên cứu khoa học khác.

Theo như kinh nghiệm của Pharma Labs, với những thuốc này thì tiêu chuẩn ban đầu cần xây dựng đạt yêu cầu chung đối với dạng bào chế, thêm các chỉ tiêu mà dược chất có như Tạp chất liên quan, … Các thông số của phương pháp kiểm nghiệm (sử dụng HPLC hay đo quang) thì sẽ dựa chủ yếu vào phương pháp của Dược chất.

VD: Viên nén bao phim A 500mg, Dược chất A cần phải đạt chỉ tiêu tạp chất X < 0.1%, tổng tạp < 0.3%.

Thì theo Dược điển Anh (BP)

Tiêu chuẩn của thuốc A tạm thời là:

– Hình thức

– Định tính

– Đồng đều khối lượng

– Độ hòa tan

– Tạp chất liên quan

– Định lượng

II – Xây dựng tiêu chuẩn và thẩm định tiêu chuẩn

Thẩm định Phương pháp phân tích
Thẩm định Phương pháp phân tích

– Từ tiêu chuẩn ban đầu và kết quả kiểm nghiệm các mẫu thử nghiệm. Tiến hành chạy thử và điều chỉnh tiêu chuẩn cho đến khi thu được kết quả chính xác và lặp lại.

– Tiến hành thẩm định sẽ có sự khác nhau giữa tiêu chuẩn có trong dược điển và tiêu chuẩn không có trong dược điển:

  • Với tiêu chuẩn theo dược điển: Cần đánh giá sự phù hợp của hệ thống (system suitability) với các chỉ tiêu cần thẩm định như HPLC, IR, UV-VIS ….
  • Với tiêu chuẩn không theo dược điển: Cần đánh giá Sự phù hợp của hệ thống, tính đặc hiệu (specificity), tính chính xác (accuracy), tính lặp lại (repeatability) của phương pháp cần thẩm định.

Một bộ tiêu chuẩn P.5 sẽ bao gồm các thành phần sau:

– Tiêu chuẩn (specifications): P.5.1

– Phương pháp tiến hành (analytical method): P.5.2

– Thẩm định phương pháp phân tích (validation): Bao gồm Đề cương (protocol) + Báo cáo (report) + Dữ liệu thô (raw data: như sắc ký đồ, kết quả…). P.5.3

– Phiếu kiểm nghiệm (Batch analysis) P.5.4

– Phần thuyết minh tiêu chuẩn P.5.5 và P.5.6

 

🔽 Cập nhật các thông tin và bài viết mới nhất tại page Pharma Labs:
https://www.facebook.com/pharmalabs.rd
🔽 Và kênh Youtube:
https://www.youtube.com/c/PharmaLabs

Website: www.thangtv.net là nơi chia sẻ những kiến thức Nghiên cứu và Phát triển Dược phẩm, được xây dựng và phát triển bởi Dược sĩ Thắng và các Đồng nghiệp.

4 Những bình luận

  1. Cho em hỏi chỉ tiêu độ nhiễm khuẩn có bắt buộc trong TC thành phẩm ko? Không thấy anh đề cập đến.
    Em đọc DĐVN 5 thì mục thử độ nhiễm khuẩn là bắt buộc với các thuốc thành phẩm mà ạ. TUy nhiên tiêu chuẩn này ko có trong chuyên luận chugn của từng dạng bào chế và chuyên luận riêng.

    • Với các hồ sơ nước ngoài anh đọc được thì luôn có độ nhiễm khuẩn, nhưng sản phẩm trong nước thì chưa bắt buộc tất cả các thuốc đều phải thử. Thời gian tới có bắt hết không thì anh cũng không rõ.

  2. Mình đang xây dựng tiêu chuẩn tạp chất liên quan cho thuốc tiêm theo TCCS (k có trong bất kỳ dược điển nào). Bạn tư vấn giúp mình được k ạ

  3. Em chào anh,
    Em có câu hỏi muốn nhờ anh giải đáp giúp ạ.
    Trong phần đánh giá độ tan dược chất (nguyên liệu) trong các dung môi. Em muốn sử dụng phương pháp UV-Vis, nhưng trong chuyên luận các dược điển, phần định lượng dược chất (nguyên liệu) không có áp dụng phương pháp này. Em tìm thấy trong chuyên luận thuốc tiêm và dung dịch uống dược điển có áp dụng phương pháp UV-Vis. Vậy em có cần thẩm định lại quy trình định lượng cho nguyên liệu không ạ.
    Em cảm ơn anh. Mong sẽ nhận được sự giáp đáp từ anh.

Trả lời hue Hủy trả lời

Viết nội dung bình luận
Làm ơn viết tên của bạn vào đây