Chiên thuật nghiên cứu thuốc và nghiên cứu tối ưu hóa công thức thuốc

Cách tiến hành sẽ bao gồm: Nghiên cứu tương kỵ, nghiên cứu công thức ban đầu và cuối cùng là nghiên cứu tối ưu hóa công thức. Giúp tạo ra công thức tốt nhất.

Nghiên cứu tương kỵ dược chất, tá dược:

Giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu công thức luôn liên quan tới nghiên cứu tương kỵ Dược chất với tá dược để lựa chọn tá dược có thể dùng trong công thức hay không. Dược chất và tá dược được trộn theo tỷ lệ xác định, sẽ được tiếp xúc với môi trường 4°C và 40°C/ độ ẩm 75% trong vòng 4 tuần. Đựng hỗn hợp trong lọ thủy tinh với nắp LDPE đã được chọc thủng, giúp hỗn hợp tiếp xác với điều kiện bảo quản. Quan sát các hỗn hợp trong 4 tuần để xem có sự thay đổi nào không, so sánh với mẫu chứng được bảo quản ở điều kiện.

Đó là cách cơ bản nhất để nghiên cứu tương kỵ dược chất và tá dược. Với các dạng bào chế khác nhau thì có phương pháp thử nghiệm khác nhau (hòa tan, phân tán …), nhưng nguyên lý chung vẫn là cho tiếp xúc, để trong điều kiện lão hóa để quan sát sự thay đổi so với mẫu chứng (chỉ có dược chất).

Nghiên cứu tương kỵ
Nghiên cứu tương kỵ

Chỉ thử với những tá dược mình dự kiến tiến hành thử nghiệm trong các công thức sơ bộ đã xây dựng từ bước trước. Nếu tá dược nào bị tương kỵ thì không dùng. Tương kỵ là thế nào: Khối bột bị biến màu, bị ẩm quá, mùi khó chịu hơn: thấy mẫu bị hỏng so với mẫu chứng ở cùng điều kiện.

Khảo sát các công thức ban đầu:

Việc khảo sát các công thức, quy trình sản xuất ban đầu luôn ưu theo thứ tự:

– Công thức ít thành phần, đơn giản nhất. Nếu kiểm nghiệm chỉ tiêu vật lý và/ hoặc hóa học không đạt thì mới thay đổi công thức hoặc thêm các thành phần khác để cải thiện. VD: Công thức viên nén ban đầu có thể không cần đến tá dược rã, nếu viên vẫn rã được thì oke, nếu viên không rã đạt được tiêu chuẩn thì mới phải thêm tá dược rã.

– Quy trình sản xuất đơn giản nhất trước: Ví dụ viên nén sản xuất bằng phương pháp dập thẳng trước, nếu không được thì có thể tạo hạt khô hoặc tạo hạt ướt ….

– Tiêu chuẩn đánh giá: Đánh giá những tiêu chuẩn vật lý, dễ làm trước. Nếu đạt các chỉ tiêu vật lý này thì mới tiến hành với các chỉ tiêu hóa học: Cách này sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu. Ví dụ viên nén thì sẽ thử các chỉ tiêu như Độ cứng, độ mài mòn, độ rã, độ đồng đều khối lượng trước. Khi các chỉ tiêu đó đã đạt thì mới tiến hành đánh giá hàm lượng, độ hòa tan. Hàm lượng, độ hòa tan mà đạt thì mới đánh giá tạp chất liên quan.

Việc nghiên cứu, khảo sát các công thức ban đầu sẽ giúp đưa ra được một công thức sơ bộ với các thành phần và lượng của các thành phần ấy. Khi sản xuất theo quy trình đã khảo sát thì đạt các chỉ tiêu ban đầu đề ra. Công thức này sẽ được đưa ra làm đầu vào cho giai đoạn tối ưu hóa công thức.

Note: Công thức của giai đoạn này cũng có thể mang đi nghiên cứu độ ổn định, sau đó đăng ký luôn mà không cần đi qua giai đoạn tối ưu hóa công thức cũng được, chỉ cần thuốc đạt độ ổn định theo tiêu chuẩn đã được thẩm định.

Nghiên cứu tối ưu hóa công thức:

Tối ưu hóa công thức
Tối ưu hóa công thức

Tối ưu hoá một công thức hay quy trình bào chế là việc tìm công thức, thông số (hay điều kiện tiến hành) của quy trình để sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt nhất trong giới hạn mong muốn của người làm thí nghiệm.

Việc làm tối ưu hóa công thức khá phức tạp, cần sự am hiểu và cần làm các phân tích thống kê. Các bạn có thể tham khảo tài liệu “Một số phương pháp thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa ứng dụng trong bào chế” của Giảng viên Nguyễn Trần Linh – Đại Học Dược Hà Nội: Toi-uu-hoa.pdf

Đọc thêm trong design Space ICH Q8 Pharmaceutical development: ICH Q8

 

🔽 Cập nhật các thông tin và bài viết mới nhất tại page Pharma Labs:
https://www.facebook.com/pharmalabs.rd
🔽 Và kênh Youtube:
https://www.youtube.com/c/PharmaLabs

Website: www.thangtv.net là nơi chia sẻ những kiến thức Nghiên cứu và Phát triển Dược phẩm, được xây dựng và phát triển bởi Dược sĩ Thắng và các Đồng nghiệp.

1 bình luận

Trả lời tung Hủy trả lời

Viết nội dung bình luận
Làm ơn viết tên của bạn vào đây