Cách Tra Cứu Thông Tin Thuốc Gốc (Biệt Dược Gốc) Và Bước Đầu Xây Dựng Công Thức Thuốc Generic

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tra thông tin thuốc gốc hay xuất xứ công thức thuốc và sơ bộ thiết kế được công thức cho một thuốc genneric.

Bài viết update theo quyết định 2396/QLD-ĐK ngày 28/02/2019 về yêu cầu xuất xứ công thức đối với thuốc generic: download

thuoc-goc-thuoc-generic
Tra cứu thông tin thuốc gốc

Do trình độ phát triển y dược của Việt Nam đi sau rất nhiều so với các nước phát triển nên ngành thuốc trong nước chủ yếu phát triển các loại thuốc về đông dược (từ thảo dược) và các thuốc generic (là những thuốc làm nhái lại thuốc gốc khi những thuốc này hết hạn bản quyền).

Để nghiên cứu một thuốc từ đông dược thì mình sẽ chia sẻ ở một bài viết khác cho mọi người, hôm nay mình sẽ chủ yếu chia sẻ về bước đầu trong nghiên cứu một thuốc generic – tra cứu thông tin thuốc gốc và bước đầu xây dựng công thức thuốc cho thuốc đó.

Thuốc generic là gì?

Theo Wikipedia thì: Thuốc generic là thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược đã hết hạn, nhờ đó thường được bán với giá rẻ.

Ở các nước phát triển thì 100% thuốc generic đều phải thử tương đương sinh học, còn ở Việt Nam do điều kiện phát triển chưa đủ (Việt Nam còn nghèo mà) nên cục Quản lý Dược – BYT chỉ mới dần dần tiến hành bắt thử tương đương sinh học với một số lương thuốc nhất định – nhất là thuốc kháng sinh (bắt thử hết thì lấy thuốc đâu mà bán, vì trung bình để thử tương đương sinh học thì mất rất nhiều tiền 500tr đến vài tỉ một thuốc – không phải công ty nào cũng đủ tiền mà thử được). Còn nếu bạn đủ tiền và thời gian để nghiên cứu một thuốc mới (mới hoàn toàn nha) thì bạn sẽ không phải tra cứu thông tin thuốc nào cả, vì lúc đó thuốc của bạn là biệt dược gốc rồi thì cần gì tra cứu nữa. Nhưng trung bình thì một thuốc mới cần nghiên cứu khoảng 10 năm và chi phí khoảng 2 tỉ USD, USD nhé, không phải VNĐ đâu.

Vì vậy, ở Việt Nam chủ yếu là thuốc generic.

Những thông tin cần có về thuốc Generic

Những thông tin tối thiểu để bạn cần có để tra cứu bao gồm: Tên dược chất (active substance), hàm lượng (dự định).

Giờ thì tra cứu thông tin thuốc gốc ở đâu?

Theo yêu cầu từ quyết định 2396/QLD-ĐK: Thuốc generic cần có thành phần và hàm lượng giống với thuốc gốc của các nước tham chiếu (cùng dạng bào chế thì vẫn ưu tiên nhất).

Đối với thuốc kê đơn: Cần có 1 thuốc tại nước tham chiếu: Cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA), Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Thụy Điển, Anh, Thụy Sỹ, Úc, Canada, Bỉ, Áo, Ai Len, Đan Mạch, Hà Lan. Hoặc ít nhất 2 nước thuộc Cơ quan quản lý dược chặt chẽ SRA.

Đối với thuốc không kê đơn: Ít nhất một nước SRA hoặc 3 nước trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam) hoặc lưu hành tại Việt Nam trên 10 năm.

Cách tra thông tin thuốc gốc

Công việc đơn giản rồi nha: Đầu tiền bạn cần tra thông tin thuốc tại website của cục quản lý dược của các nước tham chiếu này. Dưới đây mình sẽ để link của các nước tham chiếu và EMA để các bạn tìm kiếm, tìm kiếm bằng tên hoạt chất chứ không phải tên sản phẩm nha. Ví dụ thuốc dung dịch tiêm truyền Phacodolin chứa dược chất tinidazol 500mg thì bạn sẽ tìm kiếm tinidazole trong ô tìm kiếm nhé, chú ý: dược chất thường chó chữ e ở cuối, tìm kiếm phải thêm vào: tinidazole chứ không phải tinidazol.

tra-cuu-thuoc-doc
Tra cứ thông tin thuốc

Các bạn truy cập vào các đường link bên dưới để tra cứu. Hướng dẫn tra cứu trên từng đường link thì các bạn có thể truy cập vào kênh youtube của mình để xem hướng dẫn nhé: Pharma Labs

Các nước tham chiếu (cập nhật tháng 7/2021):

Anh (eMC): https://www.medicines.org.uk/emc/

Và MHRA: https://products.mhra.gov.uk/

Mỹ mình thường tra cứu ở Dailymed (bạn có thể tra cứu ở FDA cũng được): https://dailymed.nlm.nih.gov/ , FDA:https://www.accessdata.fda.gov/scripts/cder/daf/

Pháp: http://base-donnees-publique.medicaments.gouv.fr

hoặc (ansm): https://archiveansm.integra.fr/afssaps/Produits-de-sante/Medicaments

Úc: https://www.ebs.tga.gov.au/

Đức: https://www.dimdi.de/dynamic/de/startseite vào mục “Arneimittel” → Chọn “Arzneimittel recherchieren” → Chọn “AMIS Öffentlicher Teil”, tiếp tục chọn Akzeptieren để chấp nhận các điều khoản của dimdi.de trước khi tra cứu thông tin sản phẩm (Fachinformation – SmPC) trên portal.dimdi.de. Trong “Suche nach” nhập tên thuốc nếu lựa chọn Arzneimittelname, tên hoạt chất đối với Stoffname. Cuối cùng bấm “los”.

Hoặc: https://www.pharmnet-bund.de/dynamic/de/arzneimittel-informationssystem/index.html chọn “Recherche für medizinische Laien”. Chọn Akzeptieren để chấp nhận các điều khoản của dimdi.de trước khi tra cứu thông tin sản phẩm. Trong “Suche nach” nhập tên thuốc nếu lựa chọn Arzneimittelname, tên hoạt chất đối với Stoffname. Thường chọn “Verkehrsfähige: ja” (đang lưu hành), “Art: Humanarzneimittel” (thuốc dùng cho người), Mit “Fach-/Gebrauchsinformationen & Mit Öffentlichen Beurteilungs-berichten/PAR: keine Einschränkungen” (Không giới hạn). Cuối cùng bấm “los”.

Hoặc: https://www.pei.de/DE/arzneimittel/arzneimittel-node.html có thể tra cứu cả thuốc và các sản phẩm y tế khác như vắc xin, sinh phẩm các loại.

Hoặc https://www.bfarm.de/DE/Home/home_node.html

Canada: https://health-products.canada.ca/dpd-bdpp/index-eng.jsp

Nhật bạn có thể tra ở trang của cục quản lý dược nhật này: https://www.pmda.go.jp/english/search_index.html và tiếng anh http://www.rad-ar.or.jp/siori/english/. Ngoài ra, mình hay tra cứu ở trang Kegg (khó tìm hơn vì toàn tiếng nhật nhưng nhiều thông tin hơn, với cả mình có chị google dịch mà): https://www.kegg.jp/kegg/kegg_ja.html trên Kegg tra cứu rất hay, mình sẽ chỉ bạn trong một video riêng.

EMA: https://www.ema.europa.eu/en

Thụy Điển: https://www.lakemedelsverket.se/sv/sok-lakemedelsfakta?activeTab=1 Bỏ đuôi e sau tên dược chất đi vào nhấn vào tra cứu nhé.

Thụy Sỹ: http://www.swissmedicinfo.ch/ Phải chấp nhận các điều khoản của swissmedicinfo trước khi tra cứu thông tin sản phẩm.

Bỉ: http://bijsluiters.fagg-afmps.be/ Hạn chế: không tra cứu được theo tên hoạt chất, nếu tên hoạt chất không kèm trong tên sản phẩm.

Áo: https://aspregister.basg.gv.at/aspregister Nhập tên hoạt chất tại mục “Wirkstoff” và nhấp chọn “Suchen”. Thông tin sản phẩm (nếu có) sẽ hiện diện dưới dạng file word trong cột Dokumente của  kết quả tìm kiếm.

Ai Len: https://www.hpra.ie/

Đan Mạch: https://laegemiddelstyrelsen.dk/en/sideeffects/find-medicines/

Hà Lan: https://www.geneesmiddeleninformatiebank.nl/

Thông tin trả về sẽ bao gồm: Tên thuốc, dạng bào chế, hoạt chất, hàm lượng. Bạn kiểm tra trong danh sách đó có thuốc bạn cần tra cứu không, nếu có thì vui rồi, nếu không có thì bạn sang bước tiếp theo nhé.

Dưới đây là trang tổng hợp website của rất nhiều nước châu âu và một số nước khác trên thế giới. Với cách kiểm tra tương tự như các nước tham chiếu trên, bạn vào từng website rồi tìm thông tin nhé.

Link: https://pharm-infolinks.webnode.cz/drug-databases/national-drug-databases-eu/?fbclid=IwAR3h8c43QmDvTXBo-RUFkr-OarhtNoLAtrIkgT1fYLGdVzWZkz3s9x2ajBA

Nếu các cách trên không được thì giờ cần phải dùng dùng tới thông tin tổng hợp của phần mềm hoặc sách về thuốc. Chủ yếu là mình Martindale, dưới dạng phần mềm cài trên máy tính (bạn có thể dễ dạng tìm kiếm phần mềm này trên google, mình đang dùng bản Martindale 36). Cách tìm kiểm đơn giản thôi, đánh tên hoạt chất vào ô search của phần mềm; kết quả trả lại sẽ là một list dài tên thuốc, nhấn vào tên dược chất ở kết quả tìm kiếm đều tiên, thì ở cuối trang trong phần mềm sẽ tổng hợp tên thuốc và nước có số đăng ký của thuốc ấy. Bạn copy tên thuốc và kiểm tra lại trên google để xem dạng bào chế và hàm lượng xem có phù hợp với thuốc generic bạn cần làm không nhé. Nếu được thì oke rồi, chúc mừng bạn. Chú ý rằng một số thuốc đánh dấu * là những thuốc đã không còn lưu hành ở nước kiểm tra, do vậy không cần kiểm tra ở những thuốc đó.

tra-cuu-cong-thuoc-goc-Martindale-36
Tra cứu thuốc trên martindale 36

Nếu các cách trên mà không được thì chỉ còn cánh cuối cùng, hỏi chị google: bạn có thể tìm kiếm theo tên dược chất (ví dụ: tinidazole), tên dược chất + hàm lượng (ví dụ: tinidazole 500mg) hoặc dạng bào chế + tên hoạt chất + hàm lượng (ví dụ: viên nén tinidazol 500mg – tiếng việt hoặc tinidazole 500mg tablet – tiếng anh).

Nếu tất cả các cách trên mà không được thì có thể 70% thuốc của bạn không có thuốc gốc rồi. Nghiên cứu mà không có thuốc gốc thì khi bạn đăng ký thuốc cục Quản lý Dược sẽ không chấp nhận đâu.

Bước đâu xây dựng công thức thuốc generic

Khi bạn tra cứu thông tin thuốc gốc thì song song với việc tra cứu, bạn nên sơ bộ tìm hiểu công thức thuốc generic bạn định nghiên cứu luôn: vậy cách làm sẽ là như nào?

xay-dung-cong-thuc-thuoc
Xây dựng công thức thuốc

Một công thức sẽ bào gồm dược chất, tá dược và lượng của chúng. Những thông tin sau đây bạn nên lứu lại để phục vụ công tác nghiên cứu thuốc sau này bào gồm:

  • Dược chất: Đơn giản rồi nhé, khi tra cứu tại các website và phần mềm, bạn sẽ biết được dạng của dược chất (dạng base, dạng muối, ngậm nước hay không) và hàm lượng. Ghi lại thông tin này nhé. Vì dược chất dạng muối hay dạng base thì tính chất hoàn toàn khác nhau, nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thuốc của bạn sau này.
  • Tá dược: Phần lớn tá dược nhà sản xuất sẽ phải công bố (nhưng có thể một số tá dược sẽ bị NSX bảo mật – họ mất tiền nghiên cứu mà) nhưng ít nhất bạn cũng biết sơ bộ NSX dùng tá dược gì để có thể thiết kế công thức sau này. Các tá dược này thường được công bố trong mục “List of excipients”, bạn nên ghi lại và so sánh giữa các NSX khác nhau để lựa chọn tá dược nào phù hợp nhất, rút ngắn quá trình khảo sát tương kỵ tá dược với dược chất khi bắt tay vào nghiên cứu.
  • Về lượng của từng tá dược thì phần lớn các trang đều không công bố, hoặc chỉ có lượng công bố của một số thành phần bắt buộc phải công bố như lượng đường, Natri hay chất bảo quản. Một số trang hay có lượng tá dược mà bạn có thể tham khảo như Kegg hay Dailymed. Nhất là trang của Nga thì hay cho công thức tá dược và lượng tá dược luôn: https://www.vidal.ru/vidal/vidal-russia/bd-opisaniya-lekarstvennyh-sredstv/
cong-thuc-thuoc-tren-dailymed
Công thức thuốc được công bố trên dailymed

Từ những thông tin trên cộng kiến thức bào chế thì mình nghĩ bạn có thể đơn giản đưa ra công thức để bắt đầu nghiên cứu rồi đó. Để nói kỹ hơn về việc đưa ra công thức cho một thuốc generic, mình sẽ có một bài viết khác để hướng dẫn các bạn.

Trên đây là kinh nghiệm mà mình học được sau vài năm làm dược sĩ R&D, bài viết có thể có nhiều sai sót, rất mong có sự góp ý của mọi người để hoàn thiện hơn. Cảm ơn cả nhà đã đọc, nếu thấy hay thì like và share nhé.

🔽 Cập nhật các thông tin và bài viết mới nhất tại page Pharma Labs:
https://www.facebook.com/pharmalabs.rd
🔽 Và kênh Youtube:
https://www.youtube.com/channel/UCzDND2lXy7whjG4UVauDvBA

Website: www.thangtv.net là nơi chia sẻ những kiến thức Nghiên cứu và Phát triển Dược phẩm, được xây dựng và phát triển bởi Dược sĩ Thắng và các Đồng nghiệp.

10 Những bình luận

  1. rất hay và rất bổ ích ạ. e cảm ơn nhiều. khi nào anh viết về bài làm sao biết thuốc tiêm nào sản xuất hấp tiệt khuẩn và không hấp đi ạ??

    • Cảm ơn em. Thuốc tiêm hấp tiệt khuẩn hay không sẽ dựa vào dược chất có ổn định với nhiệt độ hay không. Khi không hấp thì trong thuốc sẽ có chất bảo quản. Thường để xác định hấp hay không thì cần dựa vào nghiên cứu: 1 mẫu hấp và 1 mẫu không hấp. Bài vết anh sẽ cố gắng viết sớm 😀

  2. bài viết rất hay và ý nghĩa. Nhưng cho em hỏi: làm thế nào phân biệt được thuốc tham khảo và thuốc gốc. Bình thường trên FDA thì rất dễ để phân biệt, còn trên EMC thì làm sao nhận biết được ạ?

  3. cảm ơn bài viết hữu ích của anh, anh cho em hỏi là làm thế nào để tìm kiếm thông tin hoặc tra cứu về thời hạn sở hữu trí tuệ của một thuốc gốc được không ạ?

Trả lời Hoàng nam Hủy trả lời

Viết nội dung bình luận
Làm ơn viết tên của bạn vào đây